So sánh kim cương Moissanite và đá CZ (Cubic Zirconia) là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Để có một món trang sức mang vẻ đẹp không kém cạnh kim cương tự nhiên sang trọng mà có giá phải chăng, kim cương Moissanite và đá CZ là hai lựa chọn hàng đầu trong số các loại đá giống kim cương.
Cả hai loại kim cương Moissanite và đá CZ tự nhiên hiện nay cực kì quý hiếm. Vậy nên các viên kim cương Moissanite và đá CZ trên thị trường hiện nay hầu hết là đá nhân tạo được tao ra trong phòng thí nghiện với chất lượng tuyệt hảo. Nhu cầu sử dụng trang sức lấp lánh trong những năm gần đây ngày một tăng cao. Bên cạnh kim cương thiên nhiên, đá Moissanite và CZ cũng rất được ưa chuộng nhờ vẻ ngoài rực rỡ và sang trọng. Vậy giữa hai loại đá này, đâu mới là phiên bản gần giống nhất của kim cương?
1.Định nghĩa
a) Moissanite
Đá Moissanite là một dạng hợp chất tự nhiên được hình thành từ Silicon Carbide (SiC) hoặc Carborundum. Mang diện mạo tỏa sáng gần giống với với kim cương thiên nhiên nhưng nếu xét về độ cứng, tỷ trọng hay thành phần hóa học, hai loại đá này khác nhau hoàn toàn. Đá Moissanite cực kỳ hiếm trong tự nhiên và chỉ thường xuất hiện ở mỏ kim cương hay những thiên thạch. Bằng cách tổng hợp Silicon Carbide trong phòng thí nghiệm dưới nhiệt độ và áp suất cực cao trong thời gian dài, người ta đã thành công trong việc tạo ra đá Moissanite nhân tạo. Cũng từ đây, trang sức làm từ Moissanite ngày càng được phổ biến rộng rãi và nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng.
b) CZ
Đá CZ (Cubic Zirconia) là loại đá quý tổng hợp không màu có thể được tinh chế từ dạng tinh thể của zirconium dioxide ở nhiệt độ cùng áp suất lớn. Đá CZ có thể được tìm thấy trong tự nhiên, tuy nhiên tần suất xuất hiện của chúng là khá hiếm nên hầu hết đá CZ trên thị trường hiện nay đều là nhân tạo. Đá CZ được xem là phiên bản thay thế khá hoàn hảo của kim cương nhờ các đặc tính quang học gần giống với kim cương thiên nhiên, khi dùng mắt thường rất khó để phân biệt hai loại đá này với nhau. Nhờ vẻ ngoài bắt mắt với chất lượng cao cùng giá thành rất phải chăng, đá CZ đã nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế tác trang sức.
2 . So sánh
2.1. Độ bền
Khi so sánh đá CZ và Moissanite về độ bền hay khả năng chống đỡ, đá Moissanite được đánh giá cao hơn rất nhiều. Ở thang đo chống biến dạng, Moissanite có độ bền là 7.6 PSI, cao gấp ba lần so với đá CZ với độ bền chỉ là 2.4 PSI. Moissanite cũng là loại đá quý cứng thứ hai chỉ sau kim cương tự nhiên trên thang đo độ cứng Mohs với 9.25 điểm. Con số này cho thấy Kim cương Moissanite có khả năng chống vỡ hoặc sứt mẻ gấp 3 lần so với đá CZ. Nhờ khả năng chống vỡ tốt và độ cứng gần như là hoàn hảo, Moissanite vẫn được tin dùng hơn đá CZ trong một số loại trang sức quan trọng như nhẫn cầu hôn, nhẫn cưới...
2.2. Giá thành
So với kim cương, giá thành của đá Moissanite và CZ thấp hơn đáng kể. Tuy nhiên nếu để so sánh trực tiếp với nhau, đá Moissanite thường đắt hơn đá CZ rất nhiều. Một viên Moissanite chất lượng cao có thể bán ra với giá gấp 10 lần viên CZ có cùng kích thước. Dù Moissanite chỉ là “kim cương nhân tạo”, chúng vẫn là một loại đá quý được sản xuất bởi công nghệ hiện đại, vì thế khá dễ hiểu khi giá thành của loại này cao hơn đá CZ. Tuy nhiên, nếu bạn đang tiết kiệm ngân sách và tìm kiếm loại trang sức có chất lượng ổn thì đá CZ lại là lựa chọn phù hợp hơn.
2.3. Màu sắc và độ tinh khiết
Đá CZ thường không có màu, khi mang ra thị trường thường phải đạt các tiêu chuẩn hoàn hảo về cả màu sắc và độ tinh khiết. Trên thực tế, màu sắc của đá CZ khá đa dạng vì chúng có thể được bổ sung thêm một số loại oxit để có những màu sắc khác nhau. Quá trình bảo quản màu của viên CZ cần phải thực hiện kỹ càng vì chúng khá dễ phai màu theo thời gian.
Mặt khác, Moissanite thường chứa các chất xanh lục hoặc vàng và hiếm khi không màu. Ngay cả khi được phân loại “không màu”, loại đá này vẫn chiếu ra một vài tia sáng xanh, vàng trong một môi trường ánh sáng nhất định. Kích thước đá Moissanite càng lớn thì màu sắc càng dễ nhận thấy.
2.4 Khả năng khúc xạ và phản xạ ánh sáng
Hiệu suất ánh sáng của đá quý được đo lường thông qua chỉ số khúc xạ (Refractive index – RI), là lượng ánh sáng bị bẻ cong và phản chiếu lại khi ánh sáng đi vào bên trong viên đá. RI còn cho biết độ sáng của viên đá quý đó và là một trong những yếu tố quan trọng để so sánh kim cương Moissanite và đá CZ.
Kim cương Moissanite có Chỉ số khúc xạ (RI) là 2,65 trong khi RI của kim cương là 2,42. Do đó, đá Kim cương Moissanite có độ sáng cực cao và hiệu suất ánh sáng tuyệt vời. Đây là đặc điểm giúp viên đá được yêu thích trong nhẫn cầu hôn vì độ sáng và độ rực lửa của chúng cao hơn nhiều so với kim cương.
Tuy nhiên, đặc điểm này cũng mang đến một hạn chế cho Kim cương Moissanite: ánh sáng phản xạ chứa quá nhiều màu sắc rực rỡ. Nhiều người không đánh giá cao đặc điểm này của Kim cương Moissanite và cảm thấy khó chịu khi nhìn liên tục vào viên đá. Hiện tượng này còn được gọi là hiệu ứng cầu vồng, là đặc điểm phân biệt chính giữa Kim cương Moissanite và kim cương. Viên đá càng lớn thì đặc điểm này càng nổi bật.
Trong khi đó, đá CZ có RI từ 2.15 – 2.18, thấp hơn rất nhiều so với kim cương Moissanite. Mặc dù CZ có độ lấp lánh và độ sáng tốt nhưng lại thiếu đi chiều sâu so với kim cương Moissanite. Đá CZ đôi khi có thể trông như thủy tinh, thiếu độ rực lửa. Sự lấp lánh của CZ thường chỉ có tại bề mặt của viên đá.
Việc so sánh kim cương Moissanite và đá CZ bằng khả năng khúc xạ và phản xạ ánh sáng sẽ thể hiện độ rực rỡ của Kim cương Moissanite cao hơn nhiều so với CZ nhưng hiệu ứng cầu vồng sáng chói có thể không thích hợp với nhiều người.
3. Tổng kết
Nếu phải so sánh kim cương Moissanite và đá CZ để lựa ra một viên đá thích hợp nhất dùng thay thế kim cương thì kim cương Moissanite luôn là lựa chọn hoàn hảo nhất hiện nay. Đá CZ lại phù hợp với túi tiền của đại đa số người dùng. Ngoài ra vui lòng lưu ý hiện nay nhiều nơi bán kim cương tự nhiên tráo đá CZ hoặc kim cương Moissanite vào để kiếm lời cao, bạn chỉ nên mua kim cương ở những nơi uy tín và luôn luôn kiểm tra giấy chứng nhận kim cương để so sánh với viên đá.
Nguồn: tổng hợp
Bình luận